Người trực tiếp nuôi con không cho thăm con sau ly hôn.
Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự, khi đã có bản án của Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con, người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Trường hợp người trực tiếp nuôi con gây cản trở không cho người còn lại thăm con, người đó có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm (Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ, Chính quyền địa phương) để hòa giải tranh chấp cũng như yêu cầu phải cho thăm nom con.
Nếu người trực tiếp nuôi con vẫn tiếp tục cản trở quyền thăm nom thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc bằng việc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.
Ngoài ra, theo quy định của Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con còn có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
- Điều kiện quan hệ hôn nhân vợ chồng hợp pháp (08.08.2017)
- Hành vi bị cấm trong mối quan hệ Hôn nhân Gia đình (08.08.2017)