Quyền im lặng của bị can, bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Quyền im lặng của bị can, bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Quyền im lặng của bị can, bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Quý Khách hàng hãy liên hệ với Luật sư chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc về Pháp luật:

  • Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801
  • Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
  • Zalo: 0868 518 136              
Quyền im lặng của bị can, bị cáo theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ 01/01/2018) thì người dân vận dụng “quyền im lặng” trong vụ án hình sự như sau:

1/ Xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội và trách nhiệm chứng minh tội phạm:

Điều 13. Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.

Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

2/ Quyền của bị can, bị cáo trong vụ án hình sự:
Điều 60. Bị can
“1. Bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị can có quyền:
a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”

Điều 61. Bị cáo
“1. Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;"

        Như vậy, tuy pháp luật không có ghi rõ cụm từ “quyền im lặng” nhưng xuất phát từ nguyên tắc suy đoán vô tội, trách nhiệm chứng minh tội phạm, và quyền của bị can bị cáo như trên thì quá trình bị can, bị cáo trình bày lời khai sẽ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Vận dụng tốt quy định này đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho bị can, bị cáo trên thực tế.

 

Chia sẻ:

Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com

Hình ảnh
Van phòng luật sư Lâm Trí Việt
Video - clip