Điều kiện mang thai hộ

Điều kiện mang thai hộ

Điều kiện mang thai hộ

Quý Khách hàng hãy liên hệ với Luật sư chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc về Pháp luật:

  • Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801
  • Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
  • Zalo: 0868 518 136              
Điều kiện mang thai hộ

Điều kiện mang thai hộ

Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một người phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này mang thai và sinh con.

Điều 95 Luật hôn nhân và gia đinh năm 2014 quy định về Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đó là:

1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và được lập thành văn bản (Thỏa thuận về việc mang thai hộ phải được lập thành văn bản có công chứng. Trong trường hợp vợ chồng bên nhờ mang thai hộ ủy quyền cho nhau hoặc vợ chồng bên mang thai hộ ủy quyền cho nhau về việc thỏa thuận thì việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Việc ủy quyền cho người thứ ba không có giá trị pháp lý – K2 điều 96).

2. Vợ chồng có quyền nhờ người mang thai hộ khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản;

b) Vợ chồng đang không có con chung;

c) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

3. Người được nhờ mang thai hộ phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ;

b) Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần;

c) Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ;

d) Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng;

đ) Đã được tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý.

4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không được trái với quy định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

* Xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Điều 94): Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.

* Chế độ thai sản trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

1. Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình (Khoản 3 Điều 97).

2. Quyền, nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với con phát sinh kể từ thời điểm con được sinh ra. Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi (Khoản 2 Điều 98).

Chia sẻ:

Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com

Hình ảnh
Van phòng luật sư Lâm Trí Việt
Video - clip