* Căn cứ phát sinh xác lập quyền sở hữu trí tuệ:
Theo quy định tại Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì căn cứ phát sinh, xác lập quyền sỡ hữu trí tuệ là:
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
* Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ:
1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ theo quy định của Luật này.
2. Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật này, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều kiện phù hợp; việc giới hạn quyền đối với sáng chế thuộc bí mật nhà nước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Bài viết nêu trên là ý kiến tư vấn của Luật sư, Luật gia, Chuyên gia pháp lý uy tín, giàu kinh nghiệm thuộc Hãng Luật Lâm Trí Việt. Tuy nhiên, nội dung bài viết chỉ mang tính chất định hướng, tham khảo vì lý do vụ việc cụ thể của mỗi Khách hàng có điểm khác biệt hoặc các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm Khách hàng tham khảo bài viết. Quý Khách hàng không nên tự ý áp dụng văn bản hoặc bài viết khi chưa có ý kiến chính thức của Luật sư. Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với Luật sư qua Đường dây nóng Luật sư: 0868 518 136 – 098 445 3801 hoặc Email: hangluatlamtriviet@gmail.com
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả (29.12.2017)
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù la (29.12.2017)
- Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù l (29.12.2017)
- Nội dung của Quyền tác giả (29.12.2017)
- Các đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả được bảo hộ (29.12.2017)
- Điều kiện bảo hộ quyền tác giả (10.08.2017)